Điện thoại: (028) 3636 2445 | Email: nhuatiengiang@gmail.com
![]() DANH MỤC SẢN PHẨM |
![]() HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN |
|
![]() |
|
![]() |
Minh Cần |
![]() |
Quốc Phục |
![]() |
Minh Huy |
![]() LIÊN KẾT FACEBOOK |
|
|
![]() VIDEO NỔI BẬT |
|
QUÊ HƯƠNG ƠI THÔI ĐÀNH XA - DUY KHÁNH , chai nhựa, chai nhựa hdpe, can nhựa, hủ nhựa |
![]() THÔNG TIN TIỆN ÍCH |
Trái đất đang bị biến thành |
NDĐT - Các nhà khoa học Mỹ đã tính toán được, 8,3 tỷ tấn là tổng trọng lượng toàn bộ các loại chất dẻo (chai nhựa hdpe, chai nhựa hóa chất...) mà con người đã tạo ra từ trước tới nay. Đây quả là một con số kinh khủng đối với một loại vật liệu mới chỉ được tạo ra từ 65 năm qua.
Các nhà khoa học ước tính, 8,3 tỷ tấn nặng tương đương 25.000 tòa nhà Empire State ở New York hay một tỷ con voi.
Có một vấn đề lớn là các loại đồ vật bằng nhựa, thí dụ như các bao bì đóng gói, thường chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn trước khi bị vứt bỏ. Hơn 70% tổng lượng chất dẻo được sản xuất ra giờ đây đang nằm ở các bãi chất thải, chủ yếu là được chôn lấp, mặc dù rất nhiều trong số đó bị rắc ra những môi trường rộng lớn hơn, bao gồm cả đại dương.
Trả lời phỏng vấn BBC, Tiến sĩ Roland Geyer cho biết: "Trái đất đang nhanh chóng biến thành một "Hành tinh chất dẻo". Nếu chúng ta không muốn sống ở một thế giới như vậy thì chúng ta cần suy nghĩ lại cách mà chúng ta sử dụng một số loại vật liệu, đặc biệt là chất dẻo".
Các nhà sinh thái học công nghiệp từ trường ĐH California và đồng nghiệp vừa đăng tải một báo cáo nghiên cứu của họ trên tờ tạp chí Tiến bộ Khoa học. Nghiên cứu này lần đầu tiên đã miêu tả một cách chi tiết lượng chất dẻo đã được sản xuất, cách con người sử dụng chất dẻo dưới các hình thức và nơi chúng bị vất bỏ. Dưới đây là một số con số chính:
Không ai nghi ngờ gì về việc chất dẻo là một loại vật liệu tuyệt vời. Khả năng thích ứng và độ bền của chúng đã giúp chúng được sản xuất ra và sử dụng vượt xa hầu hết mọi loại vật liệu do con người chế tạo khác như thép, xi-măng và gạch.
Kể từ khi bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ những năm 1950, giờ đây các loại polymer đã có mặt ở khắp mọi nơi, kết hợp vào mọi thứ từ các loại bao bì đóng gói thức ăn và quần áp, phụ tùng máy bay và chất chống cháy. Nhưng chính chất lượng tuyệt hảo của chất dẻo giờ đây đang tạo ra một vấn đề lớn.
Không có loại chất dẻo phổ biến nào có khả năng phân hủy sinh học. Phương thức duy nhất để loại bỏ vĩnh viễn rác thải từ chất dẻo là phá hủy chúng bằng nhiệt, thông qua một tiến trình phân hủy bằng nhiệt phân hay đơn giản là hỏa thiêu; mặc dù phương pháp sau có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người và gây ô nhiễm không khí.
Trong khi đó, lượng rác thải chất dẻo lớn dần. TS Geyer và các đồng nghiệp cho rằng giờ đây lượng rác thải chất dẻo đã lớn tới mức đủ để bao phủ toàn bộ một quốc gia có diện tích bằng Argentina. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng phân tích mới của họ sẽ giúp tăng trọng lượng cho các cuộc đối thoại về việc làm thế nào để đối phó tốt nhất với vấn đề chất dẻo.
Ông Geyer nói: "Câu thần chú của chúng tôi là bạn không thể xử lý cái mà bạn không đo đếm. Bởi vậy, ý tưởng của chúng tôi là đưa ra một con số, không phải để nói thế giới cần phải làm gì, mà là để bắt đầu một cuộc đối thoại thực sự và mang tính hợp tác".
Tỷ lệ tái chế đang ngày càng gia tăng và các chất hóa học mới cũng mang lại một số biện pháp phân hủy sinh học thay thế. Tuy nhiên, do việc chế tạo chất dẻo quá rẻ nên các sản phẩm nguyên chất cũng rất khó để loại bỏ.
Năm 2015, các nhà khoa học khác trong cùng nhóm nghiên cứu như Jenna Jambeck từ trường ĐH Georgia và Kara Lavender Law từ Hiệp hội Giáo dục Biển ở Woods Hole, đã đưa ra một báo cáo cho biết tổng lượng rác chất thẻo được thải ra các đại dương mỗi năm đạt tám triệu tấn. Lượng rác này có thể là lý do gây ra lo ngại lớn nhất bởi giờ đây đã có chứng cứ rõ ràng cho thấy một số loại rác thải như các mảnh chất dẻo nhỏ đã trở thành thức ăn của một số loài sinh vật biển.
Tiến sĩ Erik van Sebille từ trường DDH Utrecht của Hà Lan là một nhà nhiếp ảnh đại dương chuyên theo dõi các loại rác chất dẻo trên biển. Trong một bản báo cáo, ông viết: "Chúng ta đang phải đối mặt với một cơn sóng thần rác thải chất dẻo, và chúng ta cần phải đối phó với chúng. Ngành công nghiệp xử lý rác thải thế giới cần cùng nhau hành động và bảo đảm rằng những rác thải chất dẻo được tạo ra không bị thải ra môi trường".
Ông cho rằng cần thay đổi cách đối phó với rác thải chất dẻo. Theo xu hướng hiện nay, sẽ phải đến năm 2060 thì lượng rác thải được tái chế mới nhiều hơn lượng rác thải chôn lấp và thải ra môi trường. "Như thế là quá chậm và chúng ta không thể chờ lâu như vậy", ông nói.
Còn Giáo sư sinh học đại dương Richard Thompson của trường ĐH Plymouth (Anh) bình luận: "Nếu các sản phẩm chất dẻo được thiết kế với khả năng tái chế được, chúng có thể được tái chế lại nhiều lần. Một số nghiên cứu cho biết một chiếc chai nhựa có thể tái chế được 20 lần. Đây là một sự cắt giảm rác thải đáng kể. Tại thời điểm này, các thiết kế nghèo nàn đã làm hạn chế chúng ta".
Để minh họa cho quan điểm này, TS Geyer nói: "Bí quyết của tái chế là giữ cho loại vật liệu được sử dụng lại mãi mãi nếu có thể. Nhưng hóa ra kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy có tới 90% số vật liệu được mang đi tái chế, mà tôi nghĩ rằng theo tính toán của chúng tôi lên tới 600 triệu tấn, chỉ được dùng có một lần".
T.N
Theo: BBC