Do tính tiện lợi của các vật dụng từ nhựa, nên lượng rác thải nhựa phát sinh ngày càng nhiều. Đây là vấn đề nan giải đối với nhiều quốc gia trên toàn cầu.
Rác thải nhựa chính là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi loại rác này không có khả năng phân hủy sinh học. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải chai nhựa gây ra đang trở thành nhiệm vụ cấp bách của mỗi quốc gia.
Theo thông kê của trung tâm bảo vệ môi trường cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia xả rác thải nhiều nhất, với khoảng hơn 1,6 triệu tấn rác thải chai nhựa, túi nilon, vỏ chai nhựa và các loại rác thải khác ra môi trường mỗi năm. Ngày nay không khó để chúng ta thấy những đồ gia dụng, vật dụng làm từ nhựa hằng ngày.Túi ni lông, vỏ chai nước, ống hút, tăm bông, ly tách nhựa…..đều là các sản phẩm chỉ sử dụng một lần, song lượng nhựa đó khi thải ra môi trường không thể tự phân hủy mà buộc phải có sự tác đông của con người qua hệ thống máy móc, dây chuyền thiết bị tái chế vỏ chai nhựa, túi nilon… bởi các loại rác thải này đều được xếp vào nhóm rác thải không phân hủy theo thời gian.
Nước Việt Nam chúng ta không chỉ là quốc gia có lượng rác thải nhựa đứng trong top đầu mà còn là quốc gia có số lượng rác nhựa thải ra gấp đôi so với các nước có thu nhập thấp. Sự tích tụ của các mảnh rác vụn trong môi trường là vấn đề do con người tạo ra, vì vậy đòi hỏi một giải pháp đến từ con người. Trong đó lượng rác thải chai nhựa ở đại dương sẽ tàn phá môi trường tự nhiên, thảm thực vật, động vật, các loài sinh vật biển, bầu không khí trong lành như ngày nào thì giờ chỉ còn là ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của con người, thử hỏi con người có phát triển tốt không? Khi thực vật, động vật, các loại thủy sản bị hủy hoại, không khí ô nhiểm nặng, cây xanh không xanh tươi, nguồn năng lượng cạn kiệt, có quá nhiều thứ ảnh hưởng nghiêm trọng khi chúng ta nghĩ đến.
Tại TPHCM, thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy, TPHCM hiện chịu nhiều áp lực từ các vấn đề liên quan đến chất thải rắn đô thị, với lượng phát sinh trung bình 8.000 - 9.500 tấn/ngày. Trong đó, thành phần nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao (chỉ sau rác thực phẩm). Tỷ lệ rác thải nhựa, vỏ chai nhựa, túi nilon, chai nhựa đựng nước uống…. phát thải nhiều nhất là ở siêu thị, trung tâm thương mại; kế đến là khu vực văn phòng, các hộ gia đình và các khu dân cư đông người dân sinh sống. Ước tính mỗi năm có khoảng 350.000 - 400.000 tấn chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn TPHCM. Cùng với sự phát triển dân số và kinh tế, lượng chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn TPHCM ngày càng tăng đột biến, một phần do sự thiếu ý thức lẫn nhau về vấn đề rác thải chai nhựa và bảo vệ môi trường sống. Chính vì vậy đòi hỏi mọi người tự thân vận động và cùng nhau hành động, xây dựng ý thức cộng động để bảo vệ môi trường và tương lai của mổi chúng ta sau này.
Góc bảo vệ môi trường
“ Vì môi trường trong lành, hãy chung sức xây dựng … Xanh - Sạch - Đẹp”